sách - (Tủ sách Tinh hoa) TÂM LÍ HỌC ĐÁM ĐÔNG – Cùng Tâm lí đám đông và phân tích cái tôi của S. Freud - Gustave Le Bon
sách - (Tủ sách Tinh hoa) TÂM LÍ HỌC ĐÁM ĐÔNG – Cùng Tâm lí đám đông và phân tích cái tôi của S. Freud - Gustave Le Bon
sách - (Tủ sách Tinh hoa) TÂM LÍ HỌC ĐÁM ĐÔNG – Cùng Tâm lí đám đông và phân tích cái tôi của S. Freud - Gustave Le Bon
sách - (Tủ sách Tinh hoa) TÂM LÍ HỌC ĐÁM ĐÔNG – Cùng Tâm lí đám đông và phân tích cái tôi của S. Freud - Gustave Le Bon
sách - (Tủ sách Tinh hoa) TÂM LÍ HỌC ĐÁM ĐÔNG – Cùng Tâm lí đám đông và phân tích cái tôi của S. Freud - Gustave Le Bon
1 / 1

sách - (Tủ sách Tinh hoa) TÂM LÍ HỌC ĐÁM ĐÔNG – Cùng Tâm lí đám đông và phân tích cái tôi của S. Freud - Gustave Le Bon

5.0
1 đánh giá
1 đã bán

Tâm lý học đám đông của Gustave Le Bon được viết năm 1895 và ở phương Tây từ lâu đã được coi là tác phẩm kinh điển, không chỉ trong lĩnh vực tâm lý học mà cả trong xã hội học nói chung. “Thời đại mà chúng ta đang bước vào sẽ thật sự là thời đại của những đám đông”. Đ

168.000
Share:
BÌNH BÁN BOOK OFFICIAL

BÌNH BÁN BOOK OFFICIAL

@binhbanbook
4.9/5

Đánh giá

6.746

Theo Dõi

4.158

Nhận xét

Tâm lý học đám đông của Gustave Le Bon được viết năm 1895 và ở phương Tây từ lâu đã được coi là tác phẩm kinh điển, không chỉ trong lĩnh vực tâm lý học mà cả trong xã hội học nói chung. “Thời đại mà chúng ta đang bước vào sẽ thật sự là thời đại của những đám đông”. Đứng trước hiện tượng vô cùng quan trọng đó của thời đại, Gustave Le Bon chủ trương một thái độ nghiên cứu có tính khách quan khoa học tối đa. Một mặt ông khẳng định “nhà bác học tìm cách nhận biết một hiện tượng không cần bận tâm tới các lợi ích mà những ghi nhận của mình có thể động chạm”; mặt khác ông cho rằng “nhà bác học nghiên cứu những hiện tượng xã hội phải luôn nhớ rằng bên cạnh giá trị lý thuyết, những hiện tượng này còn có giá trị thực tiễn, và đứng về phương diện tiến hóa của các nền văn minh thì chỉ riêng giá trị thực tiễn là có tầm quan trọng nào đó...”. Với một thái độ như vậy, ông chỉ ra rằng đám đông bao giờ cũng vô thức, dù là bất cứ đám đông nào, dù đó là đám đông cao sang và bác học nhất, như đám đông nghị viện chẳng hạn; dù những cá nhân hợp thành nó là như thế nào, là nông dân, người bình thường, người vô học, hay là nhà trí thức, nhà khoa học, nhà chính trị tinh tường..., khi đã tham gia đám đông, chuyển thành đám đông, lập tức tính cách hay trí tuệ của từng cá nhân trong đó hoàn toàn biến đổi, họ hành động hoàn toàn theo những qui luật khác. Và Gustave Le Bon không ngần ngại chỉ ra rằng “họ xử sự như người nguyên thủy, không còn khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng liên kết các ý tưởng; họ rất thất thường, có thể đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn đến ngây dại ngớ ngẩn nhất; họ cần một người thủ lĩnh, người cầm đầu, kẻ có thể dắt dẫn họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa...”. Tức nói cách khác, trong thời hiện đại, với đám đông như là nhân tố chi phối chủ yếu, những bản năng nguyên thủy đang bừng thức dậy, và hãy coi chừng, chính nó đang dắt dẫn lịch sử! *** (Tủ sách Tinh hoa) TÂM LÍ HỌC ĐÁM ĐÔNG – Cùng Tâm lí đám đông và phân tích cái tôi của S. Freud Gustave Le Bon Nguyễn Xuân Khánh dịch (Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính) (Sách tái bản 2022) NXB Tri thức *** Thông số cơ bản: Kích thước: 12 x 20 cm Số trang: 435 Hình thức: bìa mềm Khối lượng: 300gr

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Sản Phẩm Tương Tự