Sách – Tác Phẩm Chọn Lọc Dành Cho Thiếu Nhi – Quê Nội – Nhạc Lá – Mái Trường Xưa – Tuổi Thơ Êm Đềm - Tuổi Thơ Im Lặng
1 / 1

Sách – Tác Phẩm Chọn Lọc Dành Cho Thiếu Nhi – Quê Nội – Nhạc Lá – Mái Trường Xưa – Tuổi Thơ Êm Đềm - Tuổi Thơ Im Lặng

3.5
2 đánh giá

"Khi giới thiệu quyển truyện "Quê Nội" của Võ Quảng người ta bảo tôi: Đây là một loại Tôm Xây-dơ của Việt Nam. Đã từ lâu tôi rất thích tác phẩm Tôm Xây-dơ. Nhưng sau khi làm quen với tác phẩm của Võ Quảng tôi cảm thấy còn thích các nhân vật Cục và Cù Lao hơn. Võ Quảng

30.000₫
-10%
27.000
Share:
Minh Vân Books

Minh Vân Books

@minhvanbooks
4.9/5

Đánh giá

1.102

Theo Dõi

2.290

Nhận xét

"Khi giới thiệu quyển truyện "Quê Nội" của Võ Quảng người ta bảo tôi: Đây là một loại Tôm Xây-dơ của Việt Nam. Đã từ lâu tôi rất thích tác phẩm Tôm Xây-dơ. Nhưng sau khi làm quen với tác phẩm của Võ Quảng tôi cảm thấy còn thích các nhân vật Cục và Cù Lao hơn. Võ Quảng đã đặt câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, ấy là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam - một tỉnh nằm giữa nước Việt Nam. Ở đây, các sự kiện nhỏ được đặt liền nhau, khăng khít nhau tạo nên câu chuyện. Câu chuyện bắt đầu sau Cách mạng tháng Tám... Tác phẩm phản ánh tâm trạng phấn khởi có phần hơi ngây thơ của dân làng, lòng tin tưởng kỳ diệu của họ vào tương lai đất nước...” - (Trích Lời tựa bản dịch Quê Nội sang tiếng Pháp, của Alice Kahn) Mái trường xưa: Những kí ức về thời thơ ấu, tuổi học trò luôn khiến tâm hồn người ta xao động với nỗi đồng cảm hoài nhớ. Trong Mái trường xưa, tuổi thơ hồn nhiên sớm nếm trải mất mát và những ngày tháng tản cư tránh giặc giã… đã giúp cho những người bạn nhỏ trưởng thành. Vất vả, đói khổ, gian khó nhưng niềm lạc quan và tình yêu thương cuộc sống, con người vẫn tha thiết nơi trái tim niên thiếu… Tuổi thơ êm đềm: “Anh vẫn giọng chậm rãi: - Viết cho trẻ phải từ cái nhân ái!... Khi nhà văn nói điều này, tôi hiểu ở anh, nhân ái không chút vướng mắc tội nghiệp hoặc ru ngủ trẻ. Đối với anh, nhân ái cũng là để đánh thức, vực dậy một tâm hồn làm cho trẻ nhận ra, gọi trẻ thức dậy để biết tự tin, tự trọng mình. Nửa thế kỷ cầm bút, dù viết về nhiều nhân vật, nhiều thể loại, với nhiều bút danh, Võ Hồng vẫn thắp sáng một góc nhân văn không tắt…” - TRÚC CHI (Một thoáng “trầm tư” với nhà văn Võ Hồng - Báo Văn Nghệ số 51, 21/12/2001) Những ngày thơ ấu: Người ta hay giấu giếm và che đậy sự thật, nhất là sự đáng buồn trong gia đình. Có lợi ích gì không? Những ngày thơ ấu mà Nguyên Hồng kể lại , tôi không muốn biết là có nên hay không, tôi chỉ thấy trong những kỉ niệm cứ đau đớn ấy sự rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn. Trên những trang mà Nguyên Hồng viết ra đây, chúng ta thấy nổi lên hình ảnh một người mẹ chịu khổ và âu yếm, một người mẹ hiền từ mà tác giả nói đến với tất cả tình yêu tha thiết của con người. Những hình bóng cũ: “Phong phú về thể loại, đặc sắc về đề tài, mỗi truyện một vẻ, dù là lịch sử dã sử, đồng thoại hay sinh hoạt… những trang viết cho thiếu nhi của nhà văn Ngọc Giao vẫn mang đến cho bạn đọc hôm nay những cảm xúc mới mẻ, lạ thường và bất ngờ. Với những Nàng Bạch Tuyết, Tiểu anh hùng, Hòn giả sơn, Người đưa thư, Quyển sách bí mật và con khỉ… cùng rất nhiều sáng tác khác được giới thiệu trong “Những hình bóng cũ” giúp bạn đọc hiểu hơn về nhà văn Ngọc Giao, một tên tuổi của văn đàn thuở ấy, cùng những Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Tô Hoài…” (TS Phan Tuấn Anh) Tác giả: Võ Quảng - Võ Hồng - Nguyên Hồng - Viết Linh Khuôn Khổ: 14,5 x 20,5 cm Số trang: 396 Định dạng: bìa mềm Bộ sách: Tủ sách vàng NXB Kim Đồng Năm phát hành: 2020 Cảm ơn bạn đã ghé qua tiệm sách Nhà Mình. Chúc một ngày tốt lành! #truyenthieunhi #truyen_thieu_nhi #truyện_thiếu_nhi #tủ_sách_vàng #tu_sach_vang #quê _nội #tuổi_thơ_êm_đềm #tuoi_tho_im_lang #tuoi_tho_em_dem #tuổi_thơ_im_lặng #mái_trường_xưa #mai_truong_xua #những_ngày_thơ_ấu #nhung_ngay_tho_au #những_hình_bóng_cũ #nhung_hinh_bong_cu #que_noi #nhạc_lá #nhac_la #con_mèo_của_Foujita

Thương Hiệu
nhiều tác giả

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Sản Phẩm Tương Tự