PHẾ TÍCH MỸ SƠN - Cánh cửa mở vào nghệ thuật cổ CHAMPA
PHẾ TÍCH MỸ SƠN - Cánh cửa mở vào nghệ thuật cổ CHAMPA
PHẾ TÍCH MỸ SƠN - Cánh cửa mở vào nghệ thuật cổ CHAMPA
1 / 1

PHẾ TÍCH MỸ SƠN - Cánh cửa mở vào nghệ thuật cổ CHAMPA

5.0
4 đánh giá
28 đã bán

Xuất bản lần thứ nhất 2021Bản quyền @ 2021 của tác giả. Tác giả: Trần Kỳ Phương - Bùi Chí Trung Thiết kế và trình bày mỹ thuật ĐÀO NGUYÊN DẠ THẢO CULTURE ART EDUCATION EXCHANGE RESOURCE Nxb.Đà Nẵng & Hương Tích Phật Việt ấn hành. Sách dày 200 trang, được in màu to

290.000
Share:
Thư quán Hương Tích

Thư quán Hương Tích

@thu-quan-huong-tich
4.8/5

Đánh giá

120

Theo Dõi

210

Nhận xét

Xuất bản lần thứ nhất 2021Bản quyền @ 2021 của tác giả. Tác giả: Trần Kỳ Phương - Bùi Chí Trung Thiết kế và trình bày mỹ thuật ĐÀO NGUYÊN DẠ THẢO CULTURE ART EDUCATION EXCHANGE RESOURCE Nxb.Đà Nẵng & Hương Tích Phật Việt ấn hành. Sách dày 200 trang, được in màu toàn bộ trên giấy Couche matte 115gsm.Bản đặc biệt bìa cứng, bồi carton, bìa áo. _________________ “Tháng Năm về điểm sơn xuyênTrên tàn phế [tích] dựng muôn nghìn thảo hoa.”Bùi Giáng LỜI TỰA (trích từ sách) Quyển sách mỏng mà quý bạn cầm trên tay là một giới thiệu về Mỹ Sơn, phế tích nổi bật là Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1999. Mục đích của sách này là cung cấp những kiến thức cơ bản về một di tích lịch sử và cũng là kiến trúc quan trọng nhất của vương quốc cổ Champa tại miền Trung Việt Nam, nhằm giúp độc giả tiếp cận với vẻ đẹp của phế tích bằng những hiểu biết thiết yếu về lịch sử phát triển nghệ thuật của nó. Ngoài phần giới thiệu chung về văn minh và nghệ thuật Champa, nhiều hình ảnh của di tích được chọn lọc để minh họa đều có giải thích chi tiết để độc giả có thể nắm bắt những đặc điểm sinh động của các kiệt tác kiến trúc và điêu khắc của Mỹ Sơn được sáng tạo từ thế kỷ VII-VIII cho đến thế kỷ XIII. Sách viết về Mỹ Sơn đã xuất bản chỉ có một vài nhưng thiên về chuyên môn khảo cổ học nên đông đảo bạn đọc khó tiếp cận. Với mong muốn giới thiệu vẻ đẹp đặc thù của mỹ thuật Champa với công chúng, chúng tôi thực hiện khảo luận này và hy vọng rằng nó sẽ là bạn đồng hành của độc giả khi đến thăm Mỹ Sơn, sẽ cùng bạn đọc khám phá cá tính thẩm mỹ độc đáo của nền nghệ thuật này; và hy vọng rằng quyển sách nhỏ này sẽ giúp quý độc giả có thêm hiểu biết về Mỹ Sơn để rồi yêu quý và cùng chung tay gìn giữ di sản văn hóa vô giá này. VỀ TÁC GIẢ Trần Kỳ Phương Nguyên quản thủ Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, 1978-1998.- Tham gia lớp 'Master Class' về ‘Điêu khắc kể chuyện trong nghệ thuật Nam và Đông Nam Á’ của GS Jan Fontein tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Châu Á (IIAS), Đại học Leiden năm 1995.- Nghiên cứu tại:. Bảo tàng Hiệp hội Châu Á, New York, 1996-1997.. Bảo tàng Nghệ Thuật Quốc gia Hoa Kỳ, Washington D.C., 2012.. Viện Nghiên cứu Châu Á (ARI), Đại học Quốc gia Singapore, 2003-2004.- Nhận học bổng nghiên cứu của các tổ chức quốc tế như:. The Toyota Foundation; Southeast Asian Scholarship Research Exchange Program (SEASREP Foundation).. The Regional Center for Social Sciences and Sustainable Development (RCSD). Asian Cultural Council New York.. POSCO TJ Park Foundation.. Center for Cultural Relationship Studies in Mainland Southeast Asia (CRMA Center).- Đã công bố nhiều nghiên cứu về văn minh và nghệ thuật Champa trên các tạp chí khoa học tại Việt Nam và quốc tế.- Đồng biên tập các tác phẩm: ‘The Cham of Vietnam: History, Society and Art’, NUS Press, Singapore, 2011, và ‘Vibrancy in Stone: Masterpieces of the Danang Museum of Cham Sculpture’, River Books, Bangkok, 2018. Bùi Chí Trung Tốt nghiệp Trung Học Chu Văn An Sài Gòn, đậu Tú tài toàn phần năm 1968.Sang Nhật Bản du học năm 1969.- Tiến Sỹ Nông học Đại học Nagoya 1984.- Nguyên Giám đốc Toyota International Association 1992-2003.- Thành viên chương trình trùng tu lăng Minh Mạng do Toyota Foundation tài trợ cuối thập niên 1990.- Visiting Scholar tại Asian Law Centre, Đại học Melbourne, Úc 07/1997 - 06/1999.- Visiting Professor tại Institute for Community, Ethnicity and Policy Alternatives, Đại học Victoria, Úc 05 - 12/2009.- Giáo sư Đại học Aichi Shukutoku, Nhật Bản 2004-2021.Trưởng khoa Văn hóa và Sáng tạo 2010-2014.Trưởng phân khoa Cao học Giao lưu Văn hoá Quốc tế 2018 - 2020.Giáo sư Danh dự (Professor Emeritus) từ 2021.Chuyên môn về quan hệ quốc tế và chính sách người nước ngoài của Nhật.- Đã nhận nhiều giải thưởng của Nhật Bản và Việt Nam như:* ‘Người có công trong Công tác Giao lưu Quốc tế’ của Aichi International Association 1987.* ‘TOYP The Outstanding Young Persons. Giải thưởng Bộ trưởng Bộ Thông thương Sản nghiệp Nhật Bản’ của Junior Chamber International Japan 1993.* ‘Người có công với Xã hội’ của The Chunichi Newspaper 2001.* ‘Giải thưởng Công lao Xã hội’ của Tỉnh Aichi 2005.* ‘Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam’ về các đóng góp cho Quan hệ Văn hoá Việt-Nhật 2006. Gặp gỡ Trần Kỳ Phương và Bùi Chí Trung Tôi bắt đầu các chương trình khảo cứu ở Việt Nam và Cambodia từ năm 1990. Ngay từ cuộc khảo cứu lần đầu ở Việt Nam, có thể không chính xác lắm, tôi đã gặp Trần Kỳ Phương, tôi thường gọi là anh Kỳ. Thật ra vào mùa hè năm đó, vợ chồng tôi đã được GS Chihara Daigoro, người rất nổi tiếng về các nghiên cứu kiến trúc Đông Nam Á, mời đến nhà để trao đổi và yêu cầu chúng tôi xúc tiến công tác khảo cứu ở Đông Nam Á. Từ khi còn là sinh viên tôi đã đi thăm Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia nhiều lần nhưng chưa hề nghĩ rằng những quốc gia này sẽ là các đối tượng nghiên cứu trọng điểm của mình. Trong một buổi hội thảo ở Đại học Sophia tôi được giới thiệu với TS Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bộ Văn hoá-Thông tin Việt Nam nhưng cũng chỉ chào hỏi thông thường mà thôi. Khoảng một tháng sau, GS Chihara điện thoại cho tôi bảo rằng vé máy bay, visa đã có rồi, đã gởi fax liên lạc với TS Bài của Bộ Văn hoá-Thông tin và cả đến Trần Kỳ Phương là quản thủ của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng; và dặn dò rằng sau khi công tác ở Hà Nội xong, khi đến Đà Nẵng sẽ được ông Kỳ đón ở phi trường. Ngoại trừ năm nay bị đại dịch Corona, tôi không đi Việt Nam được, nhưng trong vòng 30 năm nay, năm nào Trần Kỳ Phương và tôi cũng gặp nhau, khi thì khảo sát ở Việt Nam khi thì trong các hội thảo khoa học ở Nhật. Nội dung trao đổi với nhau luôn luôn chỉ hướng về một đề tài là nghiên cứu và bảo tồn các di sản văn hoá Việt Nam. Tháng 9 năm 1994, với sự hợp tác của Toyota Foundation và Japan Foundation, về phía Việt Nam có TS Đặng Văn Bài và Trần Kỳ Phương hỗ trợ, để tổ chức triển lãm “Con đường Tơ lụa trên Biển: Văn hoá và Di tích của Vương quốc Champa” được trưng bày tại năm thành phố lớn trên toàn nước Nhật bắt đầu từ thành phố Nagoya, hội trường là Viện Mỹ thuật tỉnh Aichi - Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Aichi. Khi đó, TS Makita Toichi, Phụ trách Chương trình và Giám đốc Kamezawa Naomichi của Toyota Foundation bảo tôi rằng khi đến Nagoya thì trước tiên phải gặp Bùi Chí Trung, nếu không lầm là chúng tôi đã gặp nhau ở Trung tâm Giao lưu Quốc tế Nagoya. Nhìn tên anh tôi biết là người Việt nhưng khi gặp mặt lại là một thân sỹ nói tiếng Nhật rất lưu loát, nhờ sự hợp tác của Bùi Chí Trung, chương trình triển lãm ở Nagoya đã thành công tốt đẹp. Sau đó trong Chương trình khảo sát Trùng tu Lăng Minh Mạng ở Huế từ năm 1996, chủ trì bởi công trình sư Tanaka Fumio, Bùi Chí Trung đã hợp tác với chương trình trong chức vụ là cố vấn học thuật kiêm thông dịch. Mối quan hệ mật thiết với Trần Kỳ Phương và Bùi Chí Trung bắt đầu từ những ngày đó, cả ba chúng tôi luôn hướng đến việc bảo tồn các di sản văn hóa của mình. Lần này, để giúp bạn đọc hiểu sâu hơn các di sản văn hóa của Việt Nam, Trần Kỳ Phương và Bùi Chí Trung lập kế hoạch cùng hợp tác xuất bản sách giới thiệu về Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn. Ngay như hiện nay mỗi lần Trần Kỳ Phương đi thăm Mỹ Sơn đều có những phát hiện mới; còn Bùi Chí Trung thì luôn luôn suy nghĩ phương cách trùng tu di tích. Tôi rất đồng cảm với nguyện vọng của hai tác giả là, cùng lúc giới thiệu văn hoá Việt Nam rộng rãi ra thế giới đồng thời cũng tạo điều kiện để công chúng Việt Nam hiểu biết và quan tâm hơn đến di sản văn hoá của đất nước mình. Bùi Chí Trung nhờ tôi viết lời giới thiệu cho nội dung tập sách nầy. Điều tôi muốn lưu ý ở đây là, đã có rất nhiều đồng nghiệp người Việt Nam kể cả hai tác giả này, cùng với các nhà nghiên cứu Nhật Bản, và các đoàn thể hỗ trợ để chung sức tiến hành đăng ký thành công di ơch Mỹ Sơn trở thành một di sản văn hóa thế giới; và họ cũng sẽ tiếp tục bảo tồn các di sản văn hoá Việt Nam về lâu dài trong tương lai. Tôi nghĩ rằng sự hiểu biết sâu rộng hơn về di tich Mỹ Sơn là rất cần thiết và cuốn sách nầy sẽ là một cột mốc giúp độc giả có cơ hội tái nhận thức giá trị độc đáo của di sản này. GS Shigeeda YutakaKhoa Kiến trúc, Trường Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Nihon(Bùi Chí Trung dịch) _________________MỤC LỤC Lời tựaChương I: Sơ lược lịch sử và văn minh Champa- Vương quốc Champa: Khái quát cấu trúc mô hình các tiểu vương quốc- Vai trò của mậu dịch hải thương trong nền kinh tế của vương quốc Champa- Văn hoá, nghệ thuật và tôn giáo ChampaChương II: Nghệ thuật kiến trúc đền-tháp Mỹ Sơn- Di tích lịch sử - kiến trúc Mỹ SơnChương III: Hình ảnh giới thiệu di tích Mỹ SơnPhụ lục:- Tài liệu tham khảo liên quan đến Champa và Mỹ Sơn- Gặp gỡ Trần Kỳ Phương và Bùi Chí Trung- Giới thiệu tác giả Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Thư Quán Hương Tích

Ngày xuất bản

2022-01-06 14:23:28

Loại bìa

Hardcover

Số trang

200

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Đà Nẵng

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan