Phân bón cao cấp premium NPK 16-16-16 nhập khẩu- chuyên dụng.
THÀNH CAM - CHUYÊN PHÂN PHỐI VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP - Phân bón cao cấp NPK 16 – 16 – 16 30,000₫ Thành phần phân bón cao cấp 16 – 16 – 16 Đạm N(Ts): 16% Đạm (NO3): 5% Lân (P2O5): 16% Kali (K2O5): 16% Canxi (Ca): 2% Magie (Mg): 0.015% Sắt (Fe): 0.2% Mangan (Mn): 0.015%
giathetrongphonglan
@giathetrongphonglanĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
THÀNH CAM - CHUYÊN PHÂN PHỐI VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP - Phân bón cao cấp NPK 16 – 16 – 16 30,000₫ Thành phần phân bón cao cấp 16 – 16 – 16 Đạm N(Ts): 16% Đạm (NO3): 5% Lân (P2O5): 16% Kali (K2O5): 16% Canxi (Ca): 2% Magie (Mg): 0.015% Sắt (Fe): 0.2% Mangan (Mn): 0.015% Phân bón cao cấp NPK tổng hợp với tỷ lệ NPK 1:1:1 kèm theo trung vi lượng cung cấp cho cây trồng ra rễ bật chồi và cây trồng phát triển cân đối Phân bón có NPK tổng hợp tỷ lệ 1:1:1 bón cho cây khi nào? Nếu cây trồng bạn đang ở giai đoạn và có hiện tượng sau: Thời kỳ sau thu hoạch: Việc bón phân vào thời kỳ này rất quan trọng vì nếu không thì cây không đủ dinh dưỡng để hồi phục. Năng suất trái cây phụ thuộc vào hiệu quả quang hợp, nên cần phải nhanh chóng cho cây ra nhiều đọt non, nhiều lá. Nếu cây bình thường thì sử dụng tỷ lệ NPK 1:1:1 Nếu cây sinh trưởng kém, cây vừa cho năng suất cao thì có thể sử dụng tỷ lệ NPK: 2:1:1 hoặc 3:1:1. Lượng phân bón ở giai đoạn này thường căn cứ vào đặc điểm của cây và năng suất trái vừa thu hoạch, nếu năng suất càng cao thì lượng bón phải càng nhiều. Thời kỳ chuẩn bị ra hoa:lúc này cây dinh dưỡng để lá và đọt vừa ra thành thục, tạo mầm hoa nên cần giảm tỷ lệ N mà tăng P hoặc K. Thời kỳ phát triển trái: thời kỳ này dài hay ngắn tùy cây, nhưng có thể chia làm 3 giai đoạn nhỏ: + Giai đoạn sau đậu trái: thường trong khoảng 1 tháng đầu sau đậu trái, lúc này trái lớn rất chậm nên không cần nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không thể thiếu vì nếu thiếu sẽ dễ gây rụng trái. Nếu có điều kiện nên sử dụng phân bón lá kết hợp với phân bón gốc có tỷ lệ NPK: 1:1:1. + Giai đoạn trái phát triển nhanh: lúc này trái cây sẽ lớn rất nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng. Với những cây có trái ra tận đầu cùng của cành như nhãn, chôm chôm, xoài thì nên sử dụng tỷ lệ NPK: 1:1:1. Với những cây có trái nơi nách lá, cành, thân như cây có múi (bưởi, cam, quýt), mít, sầu riêng, dâu… thì cần hạn chế cây sinh đọt và lá mới nên cần tăng tỷ lệ K lên NPK: 2:2:3. Với những cây có giai đoạn sinh trưởng này ngắn (như nhãn) thì có thể chỉ bón 1 lần, nhưng những cây có thời gian giai đoạn này dài như cây có múi thì cần chia làm 2 – 3 lần bón. + Giai đoạn trái trưởng thành, chín: lúc này trái cây đã lớn hết cỡ và bước vào giai đoạn thành thục, chín, cây cần bón đủ K thì mới có mẫu mã trái đẹp, chất lượng. Tỷ lệ NPK lúc này thường là 1:1:2. UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ KINH TẾ.
Thương hiệu
No Brand
Sản Phẩm Tương Tự
Kệ treo quần áo chữ A .1 tầng đa năng gỗ mdf cao cấp tiện dụng bền đẹp
100.000₫
Đã bán 1