LAN TRẦM RỒNG ĐỎ, LÀO CỰC ĐẸP
Lan trầm rồng đỏ có tên khoa học Den Nestor Red Dragon, được lai tạo từ lan Giả hạc và lan Song hồng, bắt nguồn từ rừng myanma. Loài hoa này còn có tên gọi là lan trầm đài loan, là con lai nên lan trầm rồng đỏ có đầy đủ đặc tính ưu tú của cả bố, mẹ từ hương thơm đến s
Vuon_Lan_Hung_Cuong_83
@vuonlanhungcuong83Đánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Lan trầm rồng đỏ có tên khoa học Den Nestor Red Dragon, được lai tạo từ lan Giả hạc và lan Song hồng, bắt nguồn từ rừng myanma. Loài hoa này còn có tên gọi là lan trầm đài loan, là con lai nên lan trầm rồng đỏ có đầy đủ đặc tính ưu tú của cả bố, mẹ từ hương thơm đến sắc hoa đều đặc biệt. Thuộc loại thân thòng và rễ chùm. Giả hành dài 20-50cm chia đốt ngắn, có màu xanh cốm, các sọc trắng nổi rõ trên lớp vỏ lụa bao phủ thân. Trên lá cũng có sọc trắng mờ dọc theo bề mặt lá và kích thước lá từ 7-10cm. Sắc hoa thay đổi tùy theo vùng miền, từ tím nhạt đến tím đỏ sẫm và mỏi mắt thân cho 1-4 hoa. Cánh hoa bóng sáp, mắt tím và lưỡi có nhiều lông tơi mịn. Hoa nở tỏa mùi thơm dịu nhẹ như trầm chứ không quá gắt, tạo cảm giác thư thái và xả stress rất hiệu quả. Trầm rồng đỏ ra hoa vào tháng 2 đến tháng 4 và hoa nở khoảng 10 ngày thì tàn, nếu điều kiện nhiệt độ thích hợp thì hoa bền được hơn 15 ngày. Trong điều kiện tự nhiên, lan trầm rồng đỏ đài loan ưa khí hậu nóng ẩm với nhiệt độ giao động từ 15-27oC, độ ẩm thích hợp trong khoảng 75-80%. Cũng như những loại thân thòng khác, trầm rồng đỏ phát triển tốt khi có nhiều ánh sáng mặt trời, tuy nhiên cây dễ bị cháy lá dưới nắng gắt giờ trưa. Thời gian cây nghỉ (tháng 11-3 âm lịch) thích hợp để trồng phong lan trầm rồng đỏ (lúc này rễ lan sẽ không bị chột rễ). Có thể trồng trong chậu hoặc ghép giá thể đều được. Nên chọn gốc lan cứng cáp, có nhiều kie trên thân và không bị nấm bệnh. Trước khi trồng, cần cắt hết rễ chết, loại bỏ phần bị úng và dập gãy. Sau đó ngâm gốc vào dung dịch sát khuẩn Physan 20 (1mz/l) hoặc (2ml/l) đã pha loãng với nước, trong thời gian từ 5-10 phút. Tiếp theo, sử dụng chế phẩm Hùng Nguyễn (1ml/l nước) hoặc B1 ngâm gốc khoảng 2 tiếng và để khô ráo. Loại chậu: Phong lan trầm rồng thích được bó rễ, nên chọn chậu có kích thước vừa phải và có lỗ thoát nước tốt, thoáng khí. Chậu trồng có nhiều loại chất liệu như: Gốm đất nung, gỗ, nhựa PP,… Nhưng theo người có kinh nghiệm thì chật đất nung là tốt nhất. Tiến hành: Sử dụng viên đất nung rải dưới đáy chậu rồi cho vỏ thông/than và dớn/xơ dừa lên trên. Cố định gốc lan ở giữa và cho giá thể vào, sau cho gốc không bị lắp hoàn toàn, có thể thêm một ít dớn/vụn dừa lên bề mặt để giữ ẩm. 3.2 Trồng lan trầm rồng đỏ vào gỗ, lũa Trong điều kiện hoang dã, lan trầm rồng đỏ phụ sinh trên thân cây nên có thể ghép lan lên gỗ lũa, gỗ vú sữa hay nhãn,… kiểu trồng này có tính thẩm mỹ cao nhưng cây lan lại bị hạn chế sinh trưởng. Nếu chưa có thời gian, bạn có thể treo ngược gốc lan một vài ngày rồi ghép. Nên trồng các giả hành có cùng kích thước và độ tuổi để dễ chăm sóc.
Hạn bảo hành
5 năm
Kích thước (dài x rộng x cao)
30-40-50
Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất
Vườn Lan Hùng Cường
Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất
Hưng Yên