Hạt giống dưa kiếm Nhật, dưa leo Nhật F1 gói 1gram trái dài 20-30cm thu hoạch 40 ngày
Hạt giống dưa kiếm Nhật, dưa leo Nhật F1 gói 1gram trái dài 20-30cm thu hoạch 40 ngày
Hạt giống dưa kiếm Nhật, dưa leo Nhật F1 gói 1gram trái dài 20-30cm thu hoạch 40 ngày
1 / 1

Hạt giống dưa kiếm Nhật, dưa leo Nhật F1 gói 1gram trái dài 20-30cm thu hoạch 40 ngày

4.6
5 đánh giá

Hạt giống dưa kiếm Nhật, dưa leo Nhật F1 gói 1gram trái dài 20-30cm thu hoạch 40 ngày Quả Dưa leo Nhật Bản rất dài, từ 20 - 30cm, do đó nó rất dễ bị cong. Cần khắc phục bằng cách quan sát và “ bắt qủa dưa “ ra chố thoáng hằng ngày. Nên thu hoạch dưa khi các gai còn ch

13.553
Share:
HappyGreen

HappyGreen

@thuandphuoc
4.9/5

Đánh giá

681

Theo Dõi

4.725

Nhận xét

Hạt giống dưa kiếm Nhật, dưa leo Nhật F1 gói 1gram trái dài 20-30cm thu hoạch 40 ngày Quả Dưa leo Nhật Bản rất dài, từ 20 - 30cm, do đó nó rất dễ bị cong. Cần khắc phục bằng cách quan sát và “ bắt qủa dưa “ ra chố thoáng hằng ngày. Nên thu hoạch dưa khi các gai còn chưa căng hết, da còn nhiều phấn trắng để đảm bảo chất lượng dưa được ngon nhất. Nếu để quả quá lớn, dưa sẽ có vị chua. Dưa leo Nhật Bản Khối lượng hạt tương đương: 80g/100m2 Thời gian thu hoạch: 40 ngày Kỹ thuật trồng dưa leo (tham khảo) 1. Yêu cầu ngoại cảnh - Nhiệt độ: Thích hợp cho dưa tăng trưởng là 20 - 30 độ C. - Ẩm độ: Yêu cầu độ ẩm đất của dưa leo rất lớn, chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao lại giúp cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh. 2. Chuẩn bị đất Chọn đất canh tác: Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy… (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Dưa chuột yêu cầu đất nghiêm khắc do bộ rễ yếu và sức hấp thụ của rễ kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao, bộ rễ dưa dễ bị vàng khô, vì thế nên trồng dưa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát nước tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6,5 - 7,5. Đất trồng không quá phèn, mặn (kiềm), nếu độ pH dưới 5 thì phải bón thêm vôi. Chọn đất vụ trước không trồng họ bầu bí (dưa leo, dưa hấu, bí rợ…) là tốt nhất. Đất trồng dưa leo phải cày bừa kỹ cho tơi xốp, làm sạch cỏ, trồng vào mùa mưa phải lên luống cao 20 - 25 cm và đào rãnh thoát nước tốt. Luống trồng có thể phủ bạt nylon để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Làm luống rộng 1,3 m. 3. Trồng và chăm sóc - Kỹ thuật trồng, mật độ, khoảng cách trồng: Các giống lai F1 trồng hàng x hàng 60 cm; cây x cây 40 - 45 cm. Mật độ trồng từ 35.000 - 40.000 cây/ha. Tránh trồng quá dày dễ phát sinh sâu, bệnh hại. - Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác: Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày. Tưới nước là biện pháp cần thiết để tăng năng suất. Nếu độ ẩm thấp hơn 70 % cần tiến hành tưới cho dưa chuột để đảm bảo đất có độ ẩm 85 - 90 %. Lượng nước tưới, số lần tưới cần căn cứ vào độ ẩm đất trước lúc tưới. Không nên tưới nước đẫm vào chiều mát. - Làm giàn: Sau khi bón thúc lần 2 có thể tiến hành làm giàn, dùng cây chói dài khoảng 2,5 m, cắm hình chữ A sau đó phủ lưới nylon có mắt lưới rộng 20 cm lên dàn để cho dưa leo. Thường xuyên buộc thân dưa vào dàn để dây và trái sau này không bị tuột xuống. Dùng dây nylon căng ngang và dọc theo dàn, nhiều tầng để tua cuốn dây dưa có nơi bám chắc chắn. Hiện nay, việc sử dụng lưới nylon để làm giàn cho dưa chuột cũng được phổ biến trong sản xuất vì giảm bớt được số lượng cây giàn, giảm chi phí, thao tác nhanh gọn và dùng được nhiều mùa.

Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Đang cập nhật

Kiểu đóng gói

Đơn

Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Đang cập nhật

Xuất xứ

Việt Nam

Loại thực vật

Dưa leo

Sản Phẩm Tương Tự