Combo sách - Những tiểu luận về tồn tại của Schopenhauer Arthur Và Sách Bàn về nền tảng đạo đức
NHỮNG TIỂU LUẬN VỀ TỒN TẠI CỦA ATHUR SCHOPENHAUER Tháng 7 năm 2022, Book Hunter ra mắt tập tiểu luận của Athur Schopenhauer bàn về tồn tại. Tập tiểu luận bao gồm 12 tiểu luận, dày khoảng 350 trang. Ở post này, chúng mình xin được trích một vài đoạn trong tiểu luận:
NHỮNG TIỂU LUẬN VỀ TỒN TẠI CỦA ATHUR SCHOPENHAUER Tháng 7 năm 2022, Book Hunter ra mắt tập tiểu luận của Athur Schopenhauer bàn về tồn tại. Tập tiểu luận bao gồm 12 tiểu luận, dày khoảng 350 trang. Ở post này, chúng mình xin được trích một vài đoạn trong tiểu luận: "Mặt khác, giáo dục nhân tạo là nhồi nhét vào đầu đủ thứ ý tưởng, bắt nguồn từ việc nghe người khác nói, từ việc học và đọc, trước khi người ta trải nghiệm được thế giới trí thức sâu rộng bằng mắt thấy tai nghe. Những quan sát mà sinh ra ý tưởng chủ yếu tới từ kinh nghiệm; nhưng trước khi trải nghiệm thì những ý tưởng ấy đã được áp dụng sai, và cứ như thế kể cả con người đều sẽ bị phán xét sai, bị nhìn sai và đối xử sai. Cứ như vậy, giáo dục làm tâm trí biến thái; đó là lý do tại sao sau một thời gian dài học và đọc, chúng ta bước vào một thế giới, khi còn trẻ, với những quan điểm nửa phần sai lạc nửa phần sơ sài; chúng ta tự khiến bản thân mình đong đưa lúc thì lo lắng, lúc khác thì đầy tính giả định. Đó là vì đầu óc ta tràn ngập ý tưởng mà ta cố gắng vận dụng, nhưng đều làm sai chỗ." "Như tôi đã nói, cái chính trong giáo dục là kiến thức của một người phải có mục đích đúng đắn; và có thể nói mục tiêu của mọi nền giáo dục là đạt được nó. Nhưng tôi cũng đã chỉ ra rằng điều này phụ thuộc vào việc quan sát từng sự vật trước khi hình thành ý tưởng; xa hơn nữa là những ý tưởng nhỏ này sẽ được mở rộng hơn; và khi hướng dẫn thì chỉ cần bám theo cái quá trình hình thành ý tưởng là được. Nhưng trật tự này không được tuân thủ nghiêm ngặt, khiến những ý tưởng không trọn vẹn và cả sai lầm nảy sinh; kết quả cuối cùng là một nhân sinh quan biến thái tương tự như bản chất của cá nhân ấy – loại nhân sinh quan mà đa số người đều có suốt một thời gian dài, thậm chí đến cuối đời. Nếu như một người tự phân tích nhân cách của mình, anh ta sẽ thấy rằng phải đến khá muộn anh ta mới chợt nhận ra rất nhiều vấn đề khá là đơn giản." BÀN VỀ NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC “BÀN VỀ NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC - Tác phẩm gửi tới Học viện Khoa học Hoàng gia Đan Mạch” là bản luận thuyết của Schopenhauer gửi Học viện Khoa học Hoàng gia Đan Mạch, trong một cuộc thi có thưởng năm 1837. Bản luận thuyết này trả lời cho vấn đề mà học viện đặt ra, đó là: “Ý tưởng ban đầu về đạo đức, hay quan niệm chủ đạo của luật luân lý tối cao, xuất hiện bởi một điều tất yếu dường như lạ lẫm với chủ thể, nhưng nó không hề hợp lý: cả ở trong khoa học, với mục tiêu là nêu ra kiến thức rằng đạo đức là gì, và cả trong đời thực, mà ở đó nó phần nào tự thể hiện trong đánh giá của lương tâm về hành động của chính chúng ta, phần nào ở trong ước đoán đạo đức của chính ta về hành động của người khác; hơn thế nữa, phần lớn các quan niệm chính trong luân lý học nảy sinh từ ý tưởng đó và không thể tách rời nó được (ví dụ như quan niệm về nghĩa vụ và việc gán ghép cho khen ngợi hay trách móc), mà chúng rõ ràng cũng quan trọng trong cùng các điều kiện và tính tất yếu tương tự. Theo quan điểm của những dữ kiện này và xét rằng xu hướng nghiên cứu triết học trong thời đại chúng ta rất mong đợi vấn đề này được phân tích sâu hơn, Hiệp hội mong rằng câu hỏi sau đây được xem xét và thảo luận cẩn thận: Liệu nguồn gốc và nền tảng của Quy tắc đạo đức có được tìm kiếm trong một ý tưởng về đạo đức nằm ngay trong ý thức (hay lương tâm), và trong việc phân tích các quan niệm luân lý chủ đạo khác phát sinh từ đó không? Hay là nó được tìm thấy trong một số nguồn kiến thức khác?” Schopenhauer đã bác bỏ nền tảng đạo đức siêu hình của Kant và rất gay gắt khi nhắc tới Hegel hay Fichte cũng như các dạng phái sinh quan điểm của Kant. (Trong bối cảnh lúc bấy giờ, các quan điểm của Kant hay Hegel đều đang rất mới mẻ thì đây cũng là lý do mà luận thuyết này không được Học viện xét giải). Với Schopenhauer, nền tảng của đạo đức là “lòng trắc ẩn”, và ông đã chỉ ra các động cơ trái đạo đức cơ bản trong bản chất con người là “Tính vị kỷ” và “Ác ý”. Schopenhauer đã kết luận, mọi hành động của con người đều xuất phát từ 3 nguồn gốc chính là Vị kỷ, Ác ý và Lòng trắc ẩn; hoặc là Vị kỷ và Lòng trắc ẩn; hoặc là Vị kỷ và Ác ý. Theo đánh giá của dịch giả Arthur Brodrick Bullock, người dịch luận thuyết này từ bản tiếng Đức sang tiếng Anh thì “Đối với những ai tin vào Luân lý học của Kant hay bất kỳ cơ sở Luân lý học nào khác thì không có gì thách thức quan điểm của họ tốt hơn tư tưởng của Schopenhauer; còn những ai chưa tìm được nền tảng nào đó thì hẳn sẽ thấy những gì được trình bày sắp tới rất thú vị.” Thông số cơ bản: Sách Những tiểu luận về tồn tại - Số trang: 436 - Khổ: 13x19cm - Phát hành: 2022 - Tủ sách: Siêu hình - Tác giả: Schopenhauer Arthur Đơn vị xuất bản: NXB Đà Nẵng Đơn vị phát hành: Book Hunter Chủ đề: Triết học Thông tin cơ bản sách: Bàn về nền tảng đạo đức - Bộ sách thuộc tủ sách siêu hình của Book Hunter - Tác giả: Arthur Schopenhauer - Dịch giả: Thiên Trang - Bìa mềm - Số trang: 320 - Khổ 13x19cm - Năm phát hành: 2022 Nhà phát hành: Book Hunter NXB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
Nhập khẩu/ trong nước
Trong nước
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Sản Phẩm Tương Tự
Sách - The Little Gardener - Người làm vườn tí hon (Song ngữ Anh - Việt) - Đông A
36.000₫
Đã bán 26
Sách - Trái cây đại chiến Zombie - Thế giới khủng long - Tập 5: Khủng long và tòa thành vàng (tái bản 2021)
65.860₫
Đã bán 1
Sách Khởi nghiệp công nghệ – Máu Bẩn (Bad Blood - Ảo tưởng, tham vọng, bí mật & sự dối trá trong vụ lừa đảo lớn nhất...)
179.250₫
Đã bán 3
Sách-Bài Tập Tiếng Anh 6 (Không Đáp Án) - Dùng Kèm Tiếng Anh 6 - Friends Plus ( Bộ Sách Chân Trời Sáng Tạo )
55.900₫
Đã bán 5