(Combo 3 Cuốn) Năng Lực Tinh Thần, Vật Chất Và Ký Ức, Ý Thức Luận - Henri Bergson - Cao Văn Luận dịch -  (bìa mềm)
(Combo 3 Cuốn) Năng Lực Tinh Thần, Vật Chất Và Ký Ức, Ý Thức Luận - Henri Bergson - Cao Văn Luận dịch -  (bìa mềm)
(Combo 3 Cuốn) Năng Lực Tinh Thần, Vật Chất Và Ký Ức, Ý Thức Luận - Henri Bergson - Cao Văn Luận dịch -  (bìa mềm)
(Combo 3 Cuốn) Năng Lực Tinh Thần, Vật Chất Và Ký Ức, Ý Thức Luận - Henri Bergson - Cao Văn Luận dịch -  (bìa mềm)
1 / 1

(Combo 3 Cuốn) Năng Lực Tinh Thần, Vật Chất Và Ký Ức, Ý Thức Luận - Henri Bergson - Cao Văn Luận dịch - (bìa mềm)

0.0
0 đánh giá
3 đã bán

1. Năng Lực Tinh Thần - Henri Bergson - Giá bìa: 125.000đ Henri Bergson, cây đại thụ của triết học thế kỷ 20, đã cắm một cột mốc mới cho khoa học nghiên cứu tinh thần con người: nghiên cứu trực giác. Sau sự bùng nổ của thời đại lý tính khởi từ thế kỷ 18, các triết gia

285.000
Share:
Nhà Sách Khai Minh

Nhà Sách Khai Minh

@nha-sach-khai-minh
4.8/5

Đánh giá

163

Theo Dõi

192

Nhận xét

1. Năng Lực Tinh Thần - Henri Bergson - Giá bìa: 125.000đ Henri Bergson, cây đại thụ của triết học thế kỷ 20, đã cắm một cột mốc mới cho khoa học nghiên cứu tinh thần con người: nghiên cứu trực giác. Sau sự bùng nổ của thời đại lý tính khởi từ thế kỷ 18, các triết gia như Bergson nhận thấy có những miền đất xa lạ của linh hồn, của các hiện tượng tâm linh mà cái nhìn duy lý không thể chạm đến.Cảm giác mơ hồ của ý thức, chứng quái ảo trong giấc mộng, hiện tượng hình ma người sống, chứng mất nhân cách, những ảo tưởng của óc não,… là những hiện tượng xuất hiện phổ biến, nhưng lại thường xuyên bị tư duy duy lý phớt lờ, bỏ qua. Bergson muốn nhấn mạnh rằng chính những hiện tượng thuộc về trực giác đó (đôi khi ông gọi là thấu thị hay viễn cảm) mới là cánh cửa quan trọng để đi vào và khám phá thế giới tinh thần con người. Năng lực tinh thần gồm những bài viết về các hiện tượng tinh thần kể trên, tuy rất khác nhau nhưng bao quát tương đối đầy đủ các lĩnh vực mà Bergson từng nghiên cứu sâu rộng. Và bằng những giới thuyết mạch lạc, kết hợp với các thành tựu của khoa sinh lý, vật lý, Bergson cho mọi người thấy rằng, phương diện trực giác trong các hiện tượng tinh thần đó tuy khó nắm bắt, nhưng không hề mơ hồ, trái lại nó hoàn toàn có thể và cần thiết được nghiên cứu bằng các phương pháp khoa học chặt chẽ và nghiêm cẩn. 2. VẬT CHẤT VÀ KÝ ỨC (MATIÈRE ET MÉMOIRE) - HENRI BERGSON - Giá bìa: 90.000đ Matière et mémoire là tác phẩm thứ hai của Henri Bergson được xuất bản lần đầu tiên năm 1896. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm trân trọng giới thiệu bản dịch tiếng Việt của Linh mục Cao Văn Luận, xuất bản lần đầu năm 1963 tại Huế, với tên gọi Vật chất và kí ức. Trong tác phẩm này, Henri Bergson tranh luận với các nhà khoa học về bộ não (nghiên cứu các bệnh, các hội chứng liên quan đến não). Song lí do sâu xa là để đề cập tới vấn đề tranh luận muôn thuở của triết học: vật chất – tinh thần và mối quan hệ giữa chúng. Henri Bergson nghiên cứu mối tương quan giữa vật chất và kí ức, đồng thời từ những gợi ý theo quan niệm của ông về ý thức trực tiếp hay sự trực quan (intuition) và ý niệm về dòng tồn tục (la durée), hai chủ đề chính của tác phẩm đầu tay của ông (Essai sur les données immédiates de la conscience – Khảo luận về các dữ kiện trực tiếp của ý thức), ông cố gắng vượt bỏ ngay chính sự đối lập nhị nguyên giữa quan điểm duy tâm-duy ý niệm (idealiste) và duy thực (réaliste) được ông gọi là những khó khăn về lí luận. Henri Bergson vẫn giữ quan điểm nhị nguyên luận (dualiste), ông coi tinh thần là có thực, vật chất là có thực. Song ông phản đối quan điểm duy thực quy tinh thần vào vật chất. Quan điểm duy thực xem các sự vật ở bên ngoài (ở bên ngoài tinh thần ta) là tồn tại độc lập, hoạt động theo những quy luật của tự nhiên. Vai trò của ý thức chỉ là sự tri giác thuần tuý, tức là nó chỉ giới hạn ở việc “giữ lại” dòng chảy trôi liên tục của trí nhớ về những “khoảnh khắc” tri giác được dưới dạng những hình ảnh (image). Những “khoảnh khắc” ấy thuộc về sự vật chứ không thuộc về ý thức. Bergson xem thân xác của con người cũng là một hình ảnh, một hình ảnh quan trọng nhất và chính thân xác cũng biến đổi. Mọi sự tri giác đều thông qua thân xác và như thế sự tri giác cũng biến đổi theo thân xác. Nhưng thân xác ta đâu có tri giác trực tiếp. Phải thông qua các biểu tượng. Tri giác là “biết” và kí ức tức là sự “nhận ra lại” (hay sự “nhận thức”: reconnaissance). Như thế, kí ức có nguồn gốc vật chất nhưng mang “bản tính” tinh thần. Tinh thần không phải là cái gì tiếp nhận thụ động các sự vật ở bên ngoài. Nó cũng không gán các ý niệm phổ biến cho sự vật ở bên ngoài (duy ý niệm). Bergson phản đối Descartes – người coi tinh thần và thể xác là hai bản thể riêng biệt: bản thể tư duy và bản thể có quảng tính. Bergson coi tinh thần và vật chất được nối liền nhau qua thân xác. Các nhà khoa học về não (nhất là Théodule Ribot) coi kí ức là cái có “địa điểm” ở bên trong bộ não. Bergson coi kí ức là tinh thần. Sự tổn thương não làm rối loạn hoạt động kí ức, nhưng kí ức không “biến mất”. Kí ức chỉ bị “bất lực”, bị mất hiệu lực. Thân xác ta là trung tâm hoạt động. Lúc này, nó không thể hoạt động hồi tưởng một cách đúng nghĩa được nữa. Bergson phân biệt hai hình thức kí ức: một kí ức-thói quen (học thuộc lòng) và một kí ức-hồi tưởng. Trong loại thứ hai ngoài việc “nhớ lại” thuần tuý còn có cả tưởng tượng, suy tưởng, phát ngôn – những năng lực thuần tuý tinh thần. Tinh thần “mượn” của vật chất các tri giác để tìm ra thức ăn “nuôi” mình và nó “trả lại" cho vật chất chính các tri giác ấy nhưng lúc này dưới hình thức vận động có mang dấu vết tự do của tinh thần (Henri Bergson). Để tái bản lần này chúng tôi cố gắng nhuận sắc lại bản dịch, trong mức độ khả năng cho phép, hết sức thận trọng khi hiệu chú, cố gắng thêm các chú thích và đổi chính tả sang cách quen thuộc hiện nay. Một số cách dịch thuật ngữ (không nhiều) được chúng tôi thay bằng cách dịch phổ biến hiện nay đã được chấp nhận. Ví dụ “représentation” là “biểu tượng”, đôi khi là “tư duy biểu tượng” hoặc “quan niệm”, “ảnh tượng” được chúng tôi thay bằng “hình ảnh” (image). Tất cả những chỗ thay thế đều được chúng tôi nói rõ bằng chú thích ở cuối trang. Mọi sai sót, sơ suất nếu có đều hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của người hiệu chú. Phạm Anh Tuấn 3. Ý thức luận - Khảo sát trực tiếp về các dữ kiện của ý thức - Giá bìa: 70.000đ Khai thác và giới thiệu các thành tựu Triết học của nhân loại nói chung, của Việt Nam nói riêng nhằm đưa đến với độc giả những tri thức mới, làm phong phú thêm thế giới quan của các thế hệ độc giả; phục vụ hoạt động học tập, giảng dạy, nghiên cứu Triết học là một trong những định hướng xuất bản của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm trong nhiều năm qua. Theo định hướng đó, Tủ sách Triết học với nhiều ấn phẩm đặc sắc của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã ra đời, như: Hành trình của Trần Đức Thảo. Hiện tượng học và chuyển giao văn hoá; Khái lược lịch sử tư tưởng Việt Nam; Vietnam philosophical thought issues of the past and modern age; Hiện tượng học và tư tưởng duy vật biện chứng của Trần Đức Thả "Hiện nay, ở Việt Nam, hoạt động dịch thuật, giới thiệu các tác giả, tác phẩm kinh điển trên thế giới đang diễn ra rất sôi động. Thông qua dịch thuật, xuất bản, độc giả trong nước có điều kiện tiếp cận sâu rộng hơn những tinh hoa tri thức của nhân loại. Trong sự đa dạng, phong phú của hoạt động dịch thuật ở nước ta, không thể không kể tới những công trình dịch thuật thuộc lĩnh vực Triết học, đặc biệt là Triết học Pháp. Những tên tuổi như René Descartes, August Comte, Albert Camus, J Paul S đã không còn xa lạ với độc giả Việt Nam. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới Henri Bergson – Triết gia siêu hình học – “cha đẻ” của quan niệm về “trực giác”. Ở Việt Nam, nhiều tác phẩm của Henri Bergson đã được dịch và giới thiệu từ giữa thế kỉ XX, trong đó phải kể tới những công trình có vai trò mở đường, đặt nền móng cho sự phát triển của Triết học Bergson – Triết học về trực giác như Ý thức luận (Khảo luận về các dữ kiện trực tiếp của ý thức) (NXB Đại học Huế, 1962) và Vật chất và kí ức (NXB Đại học Huế, 1963)." THÔNG TIN TÁC GIẢ: Henri Bergson (1859-1941) là nhà triết học, nhà văn người Pháp. Năm 1889, ông bảo vệ luận án tiến sĩ về Các dữ kiện trực cảm của ý thức. Năm 1900, ông được bổ nhiệm làm chủ nhiệm bộ môn Triết học Hy Lạp trường College de France. Năm 1914, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp và trở thành chủ tịch Viện Hàn lâm các khoa học chính trị và đạo đức. Bergson đoạt giải Nobel Văn học năm 1927. Một số công trình tâm lý học tiêu biểu của Bergson: – Matière et mémoire (Vật chất và ký ức, 1896) – L’Evolution créatrice (Tiến hóa sáng tạo, 1907) – L’Energie spirituelle (Năng lực tinh thần, 1919) – Les deux sources de la morale et de la religion (Hai nguồn của luân lý và tôn giáo, 1932) – La pensée et le mouvant (Tư tưởng và chuyển động, 1934)Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Nhã Nam

Dịch Giả

Cao Văn Luận dịch, Phạm Anh Tuấn hiệu chú

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

940

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan