Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 47-2023
1 / 1

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 47-2023

0.0
0 đánh giá
1 đã bán

KTSG số 47-2023: Hệ lụy đánh quả… (KTSG) – Hệ lụy đánh quả hay tình trạng tranh thủ thời vụ là thực trạng nghĩ ngắn và đánh ngắn làm cho thị trường khó lớn lên, khó vượt ngưỡng cận biên, và thường tạo ra các biến động giật cục. Cùng

25.000
Share:
Saigon Times Group

Saigon Times Group

@saigon-times-group
5.0/5

Đánh giá

24

Theo Dõi

23

Nhận xét

KTSG số 47-2023: Hệ lụy đánh quả… (KTSG) – Hệ lụy đánh quả hay tình trạng tranh thủ thời vụ là thực trạng nghĩ ngắn và đánh ngắn làm cho thị trường khó lớn lên, khó vượt ngưỡng cận biên, và thường tạo ra các biến động giật cục. Cùng với các luật và lệ kém tương thích, các biểu hiện đánh quả “chưa đi đã chạy” này không là cách giúp hoạt động đầu tư và thị trường phát triển căn cơ. Một điều chỉnh cần thiết (mục Ý kiến): Chúng ta không việc gì phải vội vàng công bố số liệu chưa hoàn chỉnh để đến kỳ công bố chính thức thường có sự chênh lệch khá lớn. Mục đích của số liệu thống kê là có độ tin cậy cao, phản ánh sát sao diễn biến tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, làm cơ sở cho các hoạt động kinh tế, nhất là việc điều hành của Chính phủ và các địa phương. Phòng, chống tham nhũng vẫn là thách thức lớn (An Nhiên): Thảo luận của Quốc hội cho thấy, tinh thần quyết liệt trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tạo ra nhiều kết quả cụ thể song thách thức trong giai đoạn tới vẫn rất lớn bởi nhiều yếu tố. Thị trường chứng khoán Việt Nam khó vượt cận biên: Hệ lụy đánh quả… (Huy Nam): Vào các giai đoạn thị trường lạc quan dễ dãi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ giải ngân kịch khung một lúc nguồn được quyền (cả trăm hay ngàn tỉ đồng) ngay từ đầu. Việc vội nghĩ đó là tiền của doanh nghiệp nên xem nhẹ mục đích sử dụng được phép là điều có thật. Đây đã là nguyên nhân đưa đến các trường hợp phóng túng, sử dụng vốn tùy hứng vào các thương vụ ăn xổi ở thì. Nhìn về cơ hội trong một thị trường không mấy lạc quan (Hoàng Minh): Sự phục hồi ở một số ngành hàng, doanh nghiệp hiện nay chỉ mới là “đốm sáng” trong bức tranh chung. “Chúng ta phải xoay xở rất nhiều trong năm 2024”. Có thực sự cần quy định bảo hộ di sản văn hóa bằng… luật bản quyền? (Lê Thiên Hương): Ở thời điểm hiện tại, nếu như một số nước cũng đã thông qua luật cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa truyền thống thì nhìn chung, cũng cần phải thừa nhận rằng hệ thống quyền SHTT hiện tại giới hạn ở quyền sở hữu cá nhân, và vì thế không phù hợp cho việc bảo hộ di sản văn hóa, vốn thuộc về một cộng đồng. Cần cơ sở pháp lý rõ ràng để bảo vệ các di sản (Nguyễn Minh Hòa): Việc dự án khu đô thị tại khu 10B nên tồn tại hay không thì cần phải trả lời hai câu hỏi cốt lõi. Thứ nhất là nó có nằm trong phạm vi của di sản thiên nhiên mà UNESCO công nhận hay không? Thứ hai, nếu công trình này làm một phần di sản bị biến dạng thì hệ quả trước mắt và lâu dài sẽ là gì? Vẫn phải dựa vào quỹ bình ổn giá xăng dầu? (Hoàng Hạnh): Nên hay không nên bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu là vấn đề được thảo luận, tranh luận từ trước khi Nghị định 80/2023 sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu chính thức được ban hành ngày 17-11-2023. Và khi nghị định mới được ban hành, những trăn trở vẫn còn nguyên. VN-Index sẽ cần thêm thời gian tích lũy! (Thanh Thủy): Diễn biến điều chỉnh trong ngắn hạn của VN-Index mở ra cơ hội để chỉ số tích lũy trở lại, tạo đà cho đợt tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai. Các đợt “rung lắc” trong tuần này sẽ là lúc để kiểm định lực cầu vào thị trường. Ngành điện kỳ vọng gì sau khi EVN tăng giá bán lẻ? (Linh Trang): Theo Công ty Chứng khoán MBS, đợt tăng giá điện mới đây sẽ làm giảm những áp lực tài chính cho EVN, tuy nhiên, đây vẫn là mức chưa đủ để giúp cho EVN có lãi trong năm 2023. Chứng khoán – Điều chỉnh có là cơ hội gia tăng tỷ trọng? (Triêu Dương): Không ít dự báo cho rằng chứng khoán đang bước vào một xu hướng tăng mới, vì vậy những đợt điều chỉnh cũng có thể là cơ hội để các nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Thanh khoản hệ thống ngân hàng cuối năm vẫn dư thừa vì đâu? (Triệu Minh): Nếu như thời điểm này năm ngoái, dòng tiền tắc nghẽn trên nhiều mặt trận, thanh khoản hệ thống căng thẳng khắp nơi, đẩy lãi suất tăng vọt trên các thị trường và các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để giữ vững số dư huy động, năm nay mọi thứ lại đang diễn ra ngược lại… Thuế thu nhập, chi tài khóa và tăng trưởng kinh tế (Tuệ Nhiên): Chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng, trong khi các quy định tính thuế thu nhập cá nhân không chạy theo kịp, cộng thêm nguồn thu nhập của người lao động những năm gần đây bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 và kinh tế trì trệ, khiến nhiều hộ gia đình, cá nhân phải thắt chặt chi tiêu. Cơ hội chính sách cho “trâu chậm” trong lĩnh vực dữ liệu cá nhân (Nguyễn Lan Phương): Việt Nam đang ở những bước đầu của việc soạn thảo luật liên quan đến dữ liệu cá nhân. Việc xác định vị thế và hiểu rõ các thách thức sẽ giúp Việt Nam có cách tiếp cận phù hợp với dữ liệu cá nhân – một yếu tố để quản trị tốt công nghệ AI. AI tạo sinh sau năm 2023 sẽ đi vào đời sống (Hồ Quốc Tuấn): Công nghệ AI trong tương lai được dự đoán là sẽ cá nhân hóa hơn và chuyên môn hóa hơn. Có thể từ năm 2024, chúng ta sẽ nghe đến những ứng dụng thú vị của những công cụ AI cao cấp được huấn luyện từ những nguồn dữ liệu sạch, hiếm và đắt tiền. ChatGPT – giai đoạn 2 (Nguyễn Vũ): AI giai đoạn mới sẽ có những tác động lớn lên hoạt động của doanh nghiệp, kể cả quản lý nội bộ lẫn đối ngoại ra bên ngoài. Nếu vẫn e ngại vấn đề bảo mật thông tin, có thể chờ để xem GPT Store có những phiên bản AI cá nhân hóa nào phù hợp với công ty để tải về sử dụng. ChatGPT thế hệ mới: Những cơn sóng trong ngành tài chính (TS. Võ Đình Trí): ChatGPT tạo ra một làn sóng cải tiến trong giáo dục, nghiên cứu, và đầu tư tài chính. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra các câu hỏi về rủi ro, đạo đức và tác động đến thị trường lao động trong ngành tài chính. OpenAI sa thải Sam Altman vì muốn bảo vệ nhân loại? (Song Thanh): Giới công nghệ toàn cầu đã có một phen choáng váng khi Sam Altman, CEO của OpenAI, bất ngờ bị sa thải hồi tuần trước. Sự xung đột gay gắt về quan điểm, và cả những điểm đặc biệt trong mô hình hoạt động của công ty, là những yếu tố dẫn đến vụ việc này. Hành trình tìm kiếm phát triển bền vững từ “các bên có liên quan” (Nguyễn Việt Dũng): “Có trách nhiệm với các bên có liên quan” là cụm từ khóa chung được nhiều doanh nghiệp nhắc đến khi nói về hành trình tìm kiếm phát triển bền vững. Không chỉ là lý thuyết suông, mục tiêu này đang dần được giới doanh nghiệp cụ thể hóa với rất nhiều hoạt động trong thời gian qua. Ngành dệt – may gia công: giữa ngã ba đường (Cao Xuân Dung): Trong thập niên vừa qua, ngoại trừ còn một số ít ỏi cửa tiệm may thì hầu như người tiêu dùng bình thường đều đi mua sắm trang phục ở các trung tâm thương mại. Trên con đường kiến tạo thời trang Việt (Hồ Nguyên Thảo): Dệt may gia công của Việt Nam đã dần mất đi lợi thế giá nhân công. Gia tăng giá trị cộng thêm của sản phẩm may mặc và thời trang Việt Nam được cho là con đường phát triển trong tương lai. Đâu bóng dáng người tiêu dùng trong phát triển bền vững? (Ricky Hồ): Nhận thức về bảo vệ môi trường tại Việt Nam chậm hơn các nước láng giềng Đông Nam Á, nên tốc độ chuyển đổi xanh tại Việt Nam phải nhanh hơn để đáp ứng mục tiêu phát thải bằng không cùng với khu vực và thế giới vào năm 2050. Đi tìm những nhân viên “lý tưởng” (Đỗ Ân): Khi nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng, thị trường việc làm đòi hỏi một thế hệ người lao động không chỉ hiểu việc mà còn biết cách làm việc hiệu quả, đặc biệt là có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn. Câu Nam Bình day dứt… (Trần Thanh Bình): Thời tiết cực đoan dội xuống xứ cố đô ràn rạt, nước lên nhanh khó chống đỡ. Nó thử thách đến tận cùng cái sức chống đỡ không chỉ của con người, mà còn với lăng tẩm, miếu mạo, chùa chiền… Nên giúp khách hàng “sống sót” để trả nợ! (Mục Nhĩ): Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết dư nợ vay tiêu dùng của 16 công ty tài chính hiện giảm hơn 67.000 tỉ đồng so với cuối năm 2022 nhưng tình trạng nợ xấu lại tăng, chiếm tỷ lệ 5-10%, thậm chí là 20% ở một số công ty. Nhìn vào những đôi mắt trẻ (Hoàng Hiền): Làm tốt nhất công việc của mình và được tạo điều kiện làm việc một cách tốt nhất là điều người đi làm ai cũng mong muốn, giáo viên cũng vậy – được làm nghề say mê, không cần gắn thêm chữ “cao quý”! Quyền nhân thân trong quyền tác giả: khi sự phân biệt đối xử là cần thiết (Lê Vũ Vân Anh): Trong các quyền nhân thân, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm có lẽ là gây ra nhiều tranh cãi nhất, vì khía cạnh tinh thần của nó xung đột với lợi ích kinh tế. Con ba khía ở đường Ba Khía (Huyền Văn): Con ba khía vốn là “cư dân” của những cánh rừng ngập mặn ở miệt Cà Mau. Nó là loài giáp sát, anh em cùng cha khác mẹ với cua đồng, tuy nhan sắc cực kỳ xấu xí nhưng gần gũi với bữa cơm hàng ngày của người dân xứ biển. Singapore phục hồi khu phố “cổ” (Ngọc Trân): Phố Emerald Hill giống một con dốc nhỏ với các nhà liên tiếp nối với nhau thành hành lang dài, nơi du khách có thể tản bộ hay nghỉ chân chiêm ngưỡng các ngôi nhà xây từ đầu thế kỷ 20. Đó là loại kiến trúc Trung Hoa, Malaysia truyền thống pha trộn với kiến trúc châu Âu. Nhiều doanh nghiệp dừng quảng cáo trên mạng xã hội X (Lạc Diệp): Làn sóng các thương hiệu “quay lưng” với mạng xã hội X diễn ra trong bối cảnh tỉ phú Elon Musk đang đối mặt với những phản đối dữ dội khi ông đăng tải nội dung ủng hộ một người dùng có tư tưởng bài Do Thái. Yellen, Sahm, suy thoái và kỳ vọng doanh thu (Nguyễn Phán): Trong trường hợp U3 tăng 0,1% mỗi tháng, chỉ số Sahm sẽ đạt ngưỡng vào tháng 1-2024 và kinh tế Mỹ sẽ suy thoái vào tháng 4-2024. Những cách tính này không có ý định dự báo chính xác lúc nào kinh tế Mỹ sẽ suy thoái. Mục tiêu ở đây là để tìm ra điểm chỉ số kinh tế sẽ làm Fed phải thay đổi chính sách tài chính và ở mốc 4,1% U3, kinh tế sẽ suy thoái. Mời bạn đọc đón xem!Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan