Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 32-2023
1 / 1

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 32-2023

0.0
0 đánh giá
4 đã bán

Các đề tài kinh tế – văn hóa – xã hội khác: Từ bội chi thành bội thu cũng là nỗi lo (mục Ý kiến): Trạng thái bội thu của ngân sách hiện nay là bởi chúng ta không thể chi tiền cho các dự án, chương trình đã được lên kế hoạch, đã được phê duyệt. Phương án mới về rút bảo

25.000
Share:
Saigon Times Group

Saigon Times Group

@saigon-times-group
5.0/5

Đánh giá

24

Theo Dõi

23

Nhận xét

Các đề tài kinh tế – văn hóa – xã hội khác: Từ bội chi thành bội thu cũng là nỗi lo (mục Ý kiến): Trạng thái bội thu của ngân sách hiện nay là bởi chúng ta không thể chi tiền cho các dự án, chương trình đã được lên kế hoạch, đã được phê duyệt. Phương án mới về rút bảo hiểm xã hội một lần (An Nhiên): Ban soạn thảo dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung 5 quyền lợi nếu người lao động chọn “ở lại” với bảo hiểm xã hội. Chi phí vốn ngân hàng tăng mạnh – ai mới là nạn nhân? (Triệu Minh): Chi phí vốn đầu vào tăng mạnh làm tăng chi phí trả lãi. Nhưng không chỉ các ngân hàng bị ảnh hưởng mà toàn bộ nền kinh tế mới là nạn nhân lớn nhất. Tài khoản mới tăng tiếp sức cho VN-Index! (Thanh Thủy): Nhà đầu tư cá nhân mới mở thêm 150.351 tài khoản, trong khi nhà đầu tư tổ chức chỉ mở thêm có 56 tài khoản. Tính đến cuối tháng 7, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt mức 7,4 triệu tài khoản, tương đương hơn 7,4% dân số. Tháng 7 “ngọt ngào” của chứng khoán Việt Nam! (Linh Trang): VN-Index vừa trải qua một tháng giao dịch với hiệu suất vượt trội. Cổ phiếu được đánh giá là kênh đầu tư còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023. Chứng khoán – sẽ gặp khó ở đâu? (Triêu Dương): Thị trường đang băng băng đi lên nhưng cũng cần đánh giá cẩn trọng hơn về xu thế, ít nhất là trong ngắn hạn. Khó khăn của ngành ngân hàng hiện rõ! (Đăng Linh): Không chỉ biên lãi ròng (NIM) thu hẹp, mà nguồn thu ngoài lãi của nhiều ngân hàng cũng trong xu hướng thu hẹp trong nửa đầu năm 2023. Nên có bốn phương pháp định giá đất (Huỳnh Thế Du): Một cách hợp lý là rút xuống còn bốn phương pháp định giá đất gồm: so sánh, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất. Học gì từ mô hình trồng nấm công nghệ cao của hai tiến sĩ người Việt tại Úc? (Ngân Trần): Ở Úc, hai tiến sĩ người Việt đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào việc trồng nấm. Họ sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm với những nhà nông yêu thích nấm tại Việt Nam. Gạo cười, người ngẫm: Khuyến khích hay kiềm chế? (Trần Hữu Hiệp): Chúng ta sẽ tăng xuất khẩu gạo trong cuối năm nay hay thận trọng kiềm chế? Mọi quyết định điều hành xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường. Tinh thần đồng đội nhìn từ nơi “trụ được” nhờ hoạt động đồng đội (Hồ Nguyên Thảo): Sự bất hòa trong các mối quan hệ đồng nghiệp có thể gây ra những xung đột mà nếu doanh nghiệp không kiểm soát tốt thì có thể dẫn tới những hậu quả khó lường. Rủi ro cao nhất là ảnh hưởng tính mạng khách hàng. Làm sao để sự đoàn kết nội bộ trở thành sức mạnh của doanh nghiệp? (Ricky Hồ): Tình đoàn kết mang lại sức mạnh to lớn cho doanh nghiệp, và việc biến sức mạnh đoàn kết thành thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp là điều có thể. Tăng học phí cần đi đôi với cải tiến tín dụng sinh viên (Mục Nhĩ): Việc cho vay tín dụng sinh viên cần mở rộng và thay đổi triệt để, để mọi công dân trẻ đều có cơ hội tiếp cận giáo dục đại học một cách bình đẳng và công bằng. Chuyện đạo văn (Nguyễn Lương Sỹ – Lê Vũ Vân Anh): Vẫn còn đó nỗi ngán ngẩm từ câu chuyện một thầy giáo “đánh tráo” tác phẩm của một học sinh cho học sinh khác để người này giành giải cao ở một cuộc thi quốc tế, và sau đó thì giải bị hủy. Vì đâu những lùm xùm về trí tuệ và đạo đức thầy trò cứ như một vòng luẩn quẩn không hồi kết? Hạ tầng đô thị và giao thông thân thiện (Hoàng Việt): Các thành phố chỉ chiếm 3% diện tích đất nhưng chúng lại tạo ra khoảng 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Sự phát triển đô thị bền vững ở mỗi nước rất cần thiết cho vấn đề bền vững toàn cầu. Thay thế hơn là tái chế (TS. Nguyễn Minh Hòa): Càng ngày con người càng nhận ra: tái chế, tái sử dụng không phải là con đường tốt đối với rác thải nhựa, nhất là loại rác thải nhựa dùng một lần. Tăng trưởng kinh tế dưới tác động của sản phẩm trí tuệ (Nguyễn Ngọc Trâm): Các nước không ngừng tìm kiếm các chính sách kích cầu tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ưu tiên tập trung vào đổi mới sáng tạo. Điều này thể hiện rõ trong việc EU ra chính sách phát triển thị trường kỹ thuật số, hoặc Trung Quốc ban hành chính sách đổi mới sáng tạo trong kế hoạch 5 năm mới nhất. Trò chơi điện tử – lợi hay hại? (Thiên Kim): Năm 2022, doanh thu trên toàn thế giới của thị trường video game đạt khoảng 347 tỉ đô la Mỹ, vượt xa cả doanh thu của công nghiệp điện ảnh và âm nhạc cộng lại. Trò chơi điện tử là loại hình giải trí phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Tản mạn về một câu ca dao (Dương Văn Ni): “Ghe lui còn để dấu dằm…”. Liệu “dấu dằm” và “dấu dầm”, từ nào đúng? Ban công lộng gió (Phú Thành): Khả năng cân bằng cuộc sống của An thật đáng ngưỡng mộ! Gánh gồng mưa nắng (Trần Thanh Bình): Những quang gánh của các mẹ các chị hôm nay lại tiếp tục truyền ngọn lửa yêu thương ấm áp và trở thành dấu ấn không phai nơi các thế hệ con cháu của họ trên dặm thẳm đường đời… Thương mại điện tử có vẻ như đã qua thời kỳ đỉnh cao (Lạc Diệp): Sự bùng nổ thương mại điện tử trong đại dịch Covid-19 có vẻ như đang dần nhường chỗ cho sự đình trệ và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngành công nghệ phục hồi giúp đầu tư vào AI bùng nổ (Song Thanh): Các đại gia công nghệ vừa ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ về doanh số trong quí 2-2023. Kết quả này được dự báo sẽ thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào trí tuệ nhân tạo. Làm thương hiệu kiểu Elon Musk (Nguyễn Vũ): Các chuyên gia thương hiệu nhận xét gì về chuyện Elon Musk đổi tên mạng xã hội Twitter thành X? Liệu Musk có đi ngược với mọi lý thuyết xưa nay về xây dựng thương hiệu mà vẫn thành công? Một hồ sơ về kinh kế dân số cũng xuất hiện trên số báo này, gồm các bài viết: Thay đổi lớn về nhân khẩu học sẽ định hình lại thế giới (Ngọc Thanh): Các cường quốc thống trị thế giới hưởng lợi từ lượng dân số dồi dào trong độ tuổi lao động. Trong khi ở phần lớn các nước đang phát triển, dân số đông đồng nghĩa với nguồn lực được chuyển sang việc nuôi dạy con cái, hạn chế cơ hội kinh tế. Lựa chọn của nước Mỹ: nhập cư hay giảm tốc (Khánh Ngọc): Tỷ lệ sinh ở Mỹ đã giảm trong nhiều năm khiến lực lượng lao động nước này bị thu hẹp. Cách đối phó là thu hút lao động từ nước ngoài. Dân số Nhật Bản giảm 800.000 người (Nguyễn Vũ): Dân số Nhật Bản giảm 800.000 người trong năm 2022, tiếp tục mức suy giảm đã kéo dài 14 năm nay, gây ra những hệ lụy to lớn cho nền kinh tế nước này. Khi dân số các đại đô thị Trung Quốc bắt đầu giảm (Ricky Hồ): Dân số bốn thành phố loại 1 – Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến – đã giảm trên 275.000 người trong năm ngoái. Sự suy giảm dân số sẽ tác động đến các ngành công nghiệp trong dài hạn và niềm tin của nhà đầu tư. Mời bạn đọc đón xem!Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Ngày xuất bản

2023-08-10 14:04:14

Nhà xuất bản

Saigon Times Group

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan