Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 17-2023
1 / 1

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 17-2023

5.0
1 đánh giá
3 đã bán

Các đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trong nước và thế giới trên cùng số báo: Kết quả kinh doanh quí 1 nhóm chứng khoán: Kỳ vọng điểm xấu nhất đã qua! (Linh Trang): Tăng trưởng lợi nhuận thấp của nhóm chứng khoán trong quí 1-2023 đã được dự báo trước. Một phầ

25.000
Share:
Saigon Times Group

Saigon Times Group

@saigon-times-group
5.0/5

Đánh giá

24

Theo Dõi

23

Nhận xét

Các đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trong nước và thế giới trên cùng số báo: Kết quả kinh doanh quí 1 nhóm chứng khoán: Kỳ vọng điểm xấu nhất đã qua! (Linh Trang): Tăng trưởng lợi nhuận thấp của nhóm chứng khoán trong quí 1-2023 đã được dự báo trước. Một phần do bối cảnh thị trường chung ảm đạm, một phần do nền so sánh rất cao của cùng kỳ năm ngoái. Chứng khoán tuần qua: Giao dịch thận trọng trước kỳ nghỉ lễ dài! (Thanh Thủy). Những trở ngại đối với triển vọng tiếp tục giảm lãi suất (Trương Hoàng Diệp Hương – Lê Hoài Ân): Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu trong hai tháng liên tiếp. Liệu mức lãi suất điều hành có tiếp tục giảm thêm và hiệu ứng giảm lãi suất có tác động tích cực tới nền kinh tế? Lại đến thời điểm cần tái cơ cấu nợ (Thụy Lê): Một trong những nỗi lo ngại lớn nhất thời gian qua chính là “quả bom nổ chậm” trái phiếu doanh nghiệp. Với lượng trái phiếu sắp đáo hạn rất lớn, nếu các doanh nghiệp không thể thanh toán được nợ gốc, lãi đúng hạn, các ngân hàng sẽ phải cư xử ra sao? Cần một sự đột phá về thoái vốn nhà nước (Triêu Dương): Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã ban hành danh mục hàng chục doanh nghiệp cần thoái vốn trong năm 2023. Công cuộc thoái vốn của SCIC sẽ là một lộ trình dài hơi, vì vậy, phải có sự bứt phá mạnh mẽ hơn. Chính sách tài khóa mở rộng – cần thêm giải pháp nào? (Tuệ Nhiên): Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bằng tăng cường đầu tư công, tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn, dường như vẫn chưa phát huy hiệu quả. Dễ bị vi phạm khi cho vay, đòi nợ (LS. Trương Thanh Đức): Pháp luật cho vay và thu nợ càng phù hợp với thực tiễn cuộc sống thì càng dễ được chấp nhận và thực hiện nghiêm túc; bằng ngược lại thì người thực hiện không muốn tuân thủ, thậm chí tìm mọi cách lách luật, và người quản lý, người xử lý cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. Làm được theo luật đã là tốt lắm rồi! (mục Ý kiến): Với hệ thống văn bản pháp luật chồng chéo, quy định rắc rối và không tường minh, liệu có mấy ai dám đánh đổi rủi ro để đưa ra các quyết định chỉ vì lợi ích chung? Tín dụng tiêu dùng nhìn từ mô hình Mỹ (Hoàng Hạnh phỏng vấn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành): Người tiêu dùng Mỹ muốn mua sắm bất cứ loại sản phẩm nào đều không phải lo việc tìm đến ngân hàng vay tiền mà vấn đề được dàn xếp ngay tại nơi mua hàng. Để làm được như vậy, cả ngân hàng, tổ chức phát hành thẻ tín dụng và đơn vị bán hàng đều phải nắm được hệ số tín nhiệm tín dụng cá nhân (credit rating) của người mua hàng. Người dân và dịch vụ công trực tuyến – đứa trẻ không chịu lớn (Nguyễn Quang Đồng): Báo cáo đánh giá chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI 2022 cho thấy tỷ lệ người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến vẫn ở mức hạn chế. Yêu cầu chi trả bảo hiểm: chứng từ y tế gốc thuộc về ai? (Trương Trọng Hiểu): Tranh cãi qua lại giữa bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm và bên mua bảo hiểm xuất hiện ngày càng nhiều. Chẳng hạn việc tranh cãi liên quan câu hỏi: Ai là người có quyền nắm giữ hồ sơ y tế (sức khỏe) gốc của khách hàng? Tư vấn bảo hiểm bền vững cần hiểu lý, chạm tình (Phan Thị Ngọc Thắng): Nhân viên tư vấn bảo hiểm trước khi khoác lên mình chiếc áo trách nhiệm pháp lý thì cần trang bị cho mình một trái tim nhân hậu. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt – có cần động lực? (Phan Ngọc Trâm): Việc sở hữu nét văn hóa cà phê mang đậm bản sắc Việt Nam có thể quảng bá danh tiếng, chất lượng cà phê của quê hương bằng sử dụng chỉ dẫn địa lý. Đầu tư khởi nghiệp: đừng quên giới hạn chịu đựng rủi ro (Võ Quốc Anh): Người ta có thể “đánh cược” với rủi ro cao để kiếm tìm lợi nhuận nhiều hơn hay không còn tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh khi dự án đi vào hoạt động và khả năng hấp thụ rủi ro của chính họ. Doanh nghiệp vẫn cần hỗ trợ R&D (Phan Đình Mạnh): Trong bối cảnh cạnh tranh dựa trên đổi mới, sáng tạo, Việt Nam cần những chính sách “thúc giục” doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển (R&D). Để du lịch văn hóa kiếm được… tỉ đô la (Đào Loan): Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến năm 2030, mảng du lịch văn hóa sẽ đóng góp 20-25% tổng mức doanh thu khoảng 130 tỉ đô la Mỹ từ khách du lịch. Nhưng để phát triển loại hình này thì ngành du lịch còn nhiều việc phải làm. Du lịch văn hóa – di sản và bài học từ Singapore (Lê Hữu Huy): Trong khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và với những giải pháp sáng tạo, ngành du lịch Singapore đã đưa được những ngóc ngách độc đáo của đảo Sư tử đến gần với du khách nước ngoài hơn. Khi bác sĩ thiếu trái tim (Hiệu Minh): Câu chuyện y đức tại các bệnh viện như một bộ tiểu thuyết không có hồi kết. Ở Mỹ, bác sĩ, y tá trong bệnh viện không biết ca chữa hay ca mổ có giá bao nhiêu. Họ chỉ hưởng lương thuần túy và việc của họ là cứu người. Caravan 2030 lần thứ 30: Đến Đông Bắc điệp trùng thương (Ngân Hà): Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 thuộc Câu lạc bộ Saigon Times lại tiếp tục hành trình thiện nguyện theo dọc dài đất nước. Chuyến caravan năm nay sẽ khởi hành vào ngày 29-4 và điểm đến là các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam. Giáo dục và phát triển đội ngũ công dân toàn cầu (Nguyễn Hoàng Nam): Công dân toàn cầu là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang theo đuổi. Việc nâng tầm nền tảng giáo dục quốc gia và định hướng giáo dục năng lực công dân toàn cầu có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển năng lực quốc gia và hội nhập quốc tế. Quyền tác giả âm nhạc – ranh giới bị xóa nhòa (Nguyễn Ngọc Trâm): Ranh giới về quyền tác giả âm nhạc sẽ được xác định ra sao khi mà sự đóng góp của con người và AI khó tách bạch, thậm chí rất mơ hồ? AI sáng tác lời bài hát: liệu có khả thi? (Ngọc Trâm): Thực tế cho thấy AI chỉ tham dự một phần vào quá trình sáng tác lời bài hát, bởi chúng không thể cho ra lời bài hát một cách đầy đủ. Những người không chọn việc nhẹ nhàng (Hoàng Hiền): Mong rằng mỗi khi làm điều gì đó ảnh hưởng đến môi trường, người ta sẽ nghĩ đến những công nhân móc cống làm việc nơi những ống cống hẹp đầy chất thải đô thị, hay những công nhân đổ rác sau khi đưa rác lên xe vẫn phải xé bịch để phân loại… Hoàn trả tài sản văn hóa – chuyện không đơn giản! (Thiên Kim): Vấn đề hoàn trả tài sản văn hóa “thuộc địa” đã trở thành một chủ đề toàn cầu… Mỹ bảo hộ ngành xe điện nội địa (Nguyễn Vũ): Mỹ quyết định trợ giá đến 7.500 đô la cho các xe điện sản xuất trong nước và sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc từ các nước thân thiện. Khi Ấn Độ trở thành nước đông dân nhất thế giới (Lạc Diệp): Việc Ấn Độ vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới dự báo mang lại cả những cơ hội lẫn thách thức cho nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Kinh tế toàn cầu cứ mờ ảo như bức tranh nàng Mona Lisa bí ẩn (Nguyễn Vũ): Tờ Economist dùng bức tranh Mona Lisa để minh họa cho sự bế tắc của kinh tế thế giới khi không thể dự báo được điều gì cho chính xác. Người nhập cư đang cứu nền kinh tế Mỹ (Ngọc Thanh): Số người nhập cư Mỹ đã tăng trở lại và phần lớn ở trong độ tuổi lao động. Về cơ bản, họ đóng góp cho hệ thống lương hưu nhưng họ sẽ không rút nhiều để gây ảnh hưởng đến phúc lợi của quỹ hưu trí trong nhiều năm tới. Mời bạn đọc đón xem!Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan